Các Quy Định Và Hạng Mục Bảo Dưỡng Xe Ô Tô Cần Lưu Ý

Các quy định bảo dưỡng xe ô tô được lập ra để đảm bảo chất lượng cho chiếc xe, từ đó giữ an toàn cho những người tham gia giao thông, bao gồm cả người lái. Chính vì vậy việc nắm rõ các quy định về bảo dưỡng và sửa chữa này là điều tài xế nào cũng nên biết. Hãy tham khảo ngay nội dung chi tiết trong bài viết sau nhé!

quy định bảo dưỡng xe ô tô
Tuân thủ quy định bảo dưỡng xe để đảm bảo chất lượng và hiệu suất của phương tiện

Một số quy định về bảo dưỡng xe ô tô cần biết

Thể dễ dàng theo dõi về các quy định bảo dưỡng xe ô tô, bạn có thể tham khảo những thông tin tóm tắt như sau:

Bảo dưỡng xe ô tô thường xuyên

Trên thực tế, việc bảo dưỡng xe ô tô cần được thực hiện thường xuyên và liên tục. Cụ thể, việc bảo trì định kỳ cần được thực hiện hàng ngày hoặc trước, trong và sau mỗi chuyến đi. Điều này nhằm đảm bảo xe luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt, tránh xảy ra hỏng hóc bất ngờ sau khi khởi hành.

Bảo dưỡng xe ô tô định kỳ

Thời gian bảo dưỡng định kỳ còn tùy thuộc vào việc xe có quy định từ nhà sản xuất hay không.

Trong đó, xe có quy định bảo dưỡng của nhà sản xuất có thể hiểu đơn giản là những xe vẫn còn đang trong thời gian bảo hành của nhà sản xuất (được thực hiện bởi đơn vị phân phối).

Nếu chiếc xe của bạn nằm trong trường hợp này, bạn cần thực hiện đúng lịch trình kiểm tra và bảo trì định kỳ do nhà sản xuất quy định. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn chính là quyền lợi quan trọng mà người tiêu dùng được hưởng khi mua xe. Mặc dù là quy định riêng nhưng những yêu cầu này vẫn tuân thủ theo đúng quy định của bộ Giao thông Vận tải.

Trong trường hợp xe không có quy định từ nhà sản xuất thì chủ xe cần tuân thủ theo các quy định mà Bộ Giao thông Vận tải phát hành.

Cụ thể, các loại ô tô con (dành cho xe dưới 10 chỗ ngồi) phải thực hiện bảo dưỡng xe định kỳ sau mỗi 5.000km – 10.000km hoặc sau 6 tháng sử dụng, điều kiện nào đến trước thì thực hiện theo. Đối với loại ô tô chở trên 10 chỗ, xe tải, xe chuyên dụng, sơ-mi rơ-mooc, chu kỳ bảo dưỡng là từ 4.000km – 8.000km hoặc sau 3 – 6 tháng sử dụng.

Đặc biệt, để ngăn chặn tình trạng chủ phương tiện “trốn” bảo dưỡng, Bộ Giao thông Vận tải đã quy định rõ ràng rằng các xe cơ giới được xuất xưởng sau khi bảo dưỡng định kỳ phải có biên bản bàn giao.

Trong biên bản này cần nêu rõ thời hạn và các điều kiện bảo hành chất lượng sau dịch vụ. Thời gian bảo hành ít nhất là 2 tháng hoặc 1.500km, tùy vào điều kiện nào đến trước, với mốc thời gian được tính từ thời điểm mà xe xuất xưởng.

quy định về bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô
Nên đưa xe đi bảo dưỡng sau mỗi 5.000km hoặc sau 6 tháng sử dụng

Các hạng mục cần được bảo dưỡng theo quy định

Các hạng mục bảo dưỡng định kỳ được quy định bao gồm một số công việc như sau:

  • Trước khi khởi động: Kiểm tra tình trạng và chăm sóc ngoại thất ô tô, kiểm tra áp suất lốp, mức nhiên liệu, nước làm mát, dầu động cơ, hệ thống điện, vô-lăng, ly hợp.
  • Sau khi khởi động: Kiểm tra hoạt động và giá trị chỉ báo trên đồng hồ, đèn báo trên bảng điều khiển. Đồng thời, cần kiểm tra hiệu suất của hệ thống phanh, hệ thống đèn, tình trạng nhiên liệu, khí nén, dầu động cơ.

Ngoài ra, còn có các hoạt động kiểm tra trước khi xe khởi hành và trong quá trình vận hành, cùng với việc bảo trì sau khi kết thúc hành trình.

quy định thời gian bảo dưỡng xe ô tô
Các hạng mục bảo dưỡng xe rất đa dạng, từ ngoại thất đến các hệ thống vận hành

Trách nhiệm của chủ xe và cơ sở bảo dưỡng theo quy định

Trách nhiệm của đơn vị vận tải, chủ xe, lái xe và đơn vị bảo dưỡng trong việc bảo trì xe ô tô theo quy định có thể được tóm tắt như sau:

Trách nhiệm của chủ xe, đơn vị vận tải và lái xe

  • Tiếng hành kiểm tra tình trạng hoạt động của các bộ phận, hệ thống, tổng thành để đảm bảo xe hoạt động an toàn, ổn định.
  • Thường xuyên bảo dưỡng xe trước và sau mỗi chuyến đi hoặc sau mỗi ngày hoạt động nhằm nắm rõ tình trạng, thông số của xe để kịp thời khắc phục hư hỏng nếu có.
  • Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu và nội dung về bảo dưỡng xe được quy định.
  • Theo dõi và thực hiện bảo dưỡng ô tô theo đúng chu kỳ, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của xe theo tiêu chuẩn và quy chuẩn khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Trách nhiệm của cơ sở bảo dưỡng xe ô tô

    • Đảm bảo có đủ năng lực và trang thiết bị cần thiết để thực hiện công việc bảo trì và sửa chữa chất lượng.
    • Xây dựng và thực hiện theo quy trình bảo dưỡng sửa chữa xe ô tô đúng tiêu chuẩn và phù hợp với từng loại xe.
  • Đảm bảo chất lượng bảo dưỡng và chăm sóc xe theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn bảo vệ môi trường. Đồng thời thực hiện các biện pháp thu hồi và xử lý chất thải và phế liệu như dầu, mỡ, cao su,…
  • Sử dụng dụng cụ chăm sóc xe hơi chuyên dụng và các phương pháp kỹ thuật tiên tiến để đảm bảo an toàn lao động và chất lượng bảo trì, sửa chữa xe.

Hiện nay vấn đề về chất lượng vào đặc tính kỹ thuật của phương tiện, đặc biệt là ô tô chiếm một phần không nhỏ trong các lý do gây ra các tình trạng giao thông nguy hiểm. Chính vì vậy để bảo vệ an toàn cho những người tham gia giao thông cũng như chính bản thân mình, bạn nên chú ý tuân thủ theo những quy định bảo dưỡng đã được phát hành nhé.

quy định bảo dưỡng xe ô tô
Chủ xe và cơ sở bảo dưỡng tuân thủ đúng quy định hiện hành để bảo đảm chất lượng xe

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn nắm rõ được các quy định bảo dưỡng xe ô tô đang được hiện hành. Để được tư vấn chi tiết và sử dụng dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa xe ô tô chuyên nghiệp, chất lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger