Để biết tấm phim bảo vệ có chất lượng hay không, bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn test miếng dán PPF trong bài viết sau. Đây đều là những cách kiểm tra rất đơn giản, có thể thực hiện ngay. Nếu bạn quan tâm đến chất lượng của phim PPF, đừng bỏ qua bài viết này của chúng tôi nhé!
Những yếu tố cần quan tâm khi test miếng dán PPF
Khi mua miếng dán PPF, có một số yếu tố mà bạn nên kiểm tra, có thể kể đến như sau:
- Độ dày của miếng phim: Độ dày của miếng phim là yếu tố quyết định đến khả năng bảo vệ của miếng dán. Tấm phim càng dày khả năng bảo vệ xe khỏi va chạm, trầy xước càng cao. Tuy nhiên miếng phim quá dày sẽ rất khó dán và ít linh hoạt, nhất là với những chiếc xe có nhiều đường cong.
- Độ trong suốt của miếng phim: Độ trong suốt của miếng PPF có tác dụng đảm bảo tính thẩm mỹ cho chiếc xe. Với các loại PPF chất lượng cao hiện nay, xe sau khi dán sẽ mang vẻ bóng đẹp như mới. Đây là một trong những ưu điểm dán PPF ô tô mà nhiều người rất ưa thích.
- Khả năng chống trầy xước: Miếng dán PPF chất lượng cần có khả năng chống trầy xước, va đập vào vỏ xe. Đặc biệt, với loại phim đời mới nhất hiện nay là PPF TPU sẽ có khả năng tự phục hồi sau những vết xước nhỏ.
- Độ dẻo dai: Độ dẻo dai của miếng dán PPF quyết định đến tính linh hoạt và khả năng phân tán lực khi xe có va chạm, giúp giảm bớt ảnh hưởng vào lớp vỏ xe.
- Khả năng kháng hóa chất: Bên cạnh khả năng chống trầy xước, khả năng kháng hóa chất của phim PPF cũng là yếu tố mà chủ xe cần quan tâm và kiểm tra. Lý do là bởi xe có thể thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất như xăng, dầu hay chất tẩy rửa mạnh dễ khiến lớp sơn bị phai hoặc ố vàng.
- Độ bám dính: Độ bám dính cũng là một yếu tố thể hiện chất lượng của miếng dán PPF. Miếng dán chất lượng sẽ có độ bám dính tốt và ngược lại, miếng dán kém chất lượng có độ bám dính kém, đồng thời dễ để lại bọt khí sau khi dán xong.
Hướng dẫn cách test miếng dán PPF đơn giản
Với những tiêu chí trên đây, trước khi dán PPF cho ô tô bạn có thể kiểm tra nhanh chất lượng như sau:
- Kiểm tra độ dày: Đa số các miếng dán PPF hiện nay đều có độ dày khoảng 0.2 – 0.3mm. Với kích thước này bạn có thể sử dụng thước đo và áng chừng bằng mắt thường.
- Kiểm tra độ trong suốt: Bạn có thể lấy một tờ giấy trắng đặt dưới lớp phim để xem màu trắng có trở nên đục hay không. Thông thường, miếng dán PPF chất lượng và có độ trong suốt cao khi dán lên sẽ không làm thay đổi màu lớp sơn xe, thậm chí có thể khiến lớp sơn trở nên sáng bóng và trông mới hơn.
- Kiểm tra khả năng chống trầy xước: Bạn có thể sử dụng bàn chải nhỏ chà nhẹ trên bề mặt phim PPF để kiểm tra khả năng chống xước. Ngoài ra, đối với những miếng dán có khả năng tự phục hồi vết xước, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng nguồn nhiệt như máy sấy, cốc nước nóng,… để xem vết xước có biến mất hay không.
- Kiểm tra độ dẻo dai: Bạn có thể sử dụng một đầu vật nhọn để thử độ dẻo dai của phim PPF. Tất nhiên đến một mức độ nhất định, lớp phim có thể bị hỏng, tuy nhiên nếu có chất lượng tốt, nó sẽ có thể chịu được một lực khá lớn.
- Kiểm tra khả năng kháng hóa chất: Bạn lấy một mẫu nhỏ của miếng PPF ngâm vào hóa chất (xăng, dầu, chất tẩy rửa mạnh,…) trong khoảng 1 giờ đồng hồ để kiểm tra xem có bị hư hỏng gì không.
- Kiểm tra độ bám dính: Sau khi dán, bạn có thể dùng móng tay hoặc vật có đầu nhọn nhẹ nhàng gạt lớp phim tại vị trí dán PPF ô tô để xem có bị dời đi dễ dàng hay không.
Hy vọng những hướng dẫn test miếng dán PPF trên đã giúp bạn phân biệt được loại phim mà mình đang tìm hiểu có chất lượng tốt hay không. Nếu đang tìm kiếm địa chỉ dán PPF chất lượng, uy tín và chuyên nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay nhé!