Việc nắm rõ các cấp bảo dưỡng xe ô tô có ý nghĩa rất quan trọng trong việc duy trì hiệu suất hoạt động của ô tô. Mỗi cấp bảo dưỡng không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn mà còn giúp đảm bảo chiếc xe của bạn luôn hoạt động ổn định và an toàn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các mốc kiểm tra này nhé!
Các cấp bảo dưỡng xe ô tô tính theo quãng đường đã đi
Các cấp bảo dưỡng xe ô tô được xác định dựa trên quãng đường mà xe đã di chuyển, hoặc thời gian bảo trì gần nhất. Cụ thể bạn có thể tham khảo những thời điểm phổ biến sau đây để đi chăm sóc xe ô tô đúng lúc:
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 1 (5.000km)
Bảo dưỡng cấp 1 thường được thực hiện khi xe đã đi được 5.000km hoặc đã có 6 tháng sử dụng.
Hạng mục đầu tiên trong quy trình bảo dưỡng xe ô tô này là thay dầu động cơ để loại bỏ các tạp chất kim loại có trong dầu. Điều này giúp bảo vệ động cơ và đảm bảo hệ thống xe hoạt động trơn tru, êm ái.
Tiếp theo, kỹ thuật viên lần lượt kiểm tra các bộ phận khác như mức dầu hộp số, dầu phanh, nước làm mát và nước rửa kính để kịp thời bổ sung nếu có hao hụt và sửa chữa nếu phát hiện ra hư hỏng. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra và vệ sinh bộ lọc gió của động cơ và bộ lọc điều hòa không khí.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 2 (10.000km)
Bảo dưỡng cấp 2 thường được thực hiện sau khi xe đã đi được khoảng 10.000km hoặc sau 6 – 12 tháng sử dụng để duy trì hiệu suất hoạt động của xe.
Bên cạnh các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô giống như bảo dưỡng cấp 1, chủ xe cần kiểm tra thêm về hệ thống phanh và hệ thống lái. Thêm vào đó, nên thực hiện đảo lốp bánh xe sau khi kiểm tra độ mòn bánh xe. Điều này giúp xe vận hành mượt mà hơn và tránh tình trạng lốp bị mòn không đồng đều.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 3 (20.000km)
Xe ô tô cần được bảo dưỡng cấp 3 sau khi đã đi được 20.000km – 30.000km hoặc sau 2 năm sử dụng.
Các hạng mục cần thực hiện trong đợt bảo dưỡng này bao gồm vệ sinh bộ lọc gió điều hòa và lọc gió động cơ, nhằm giúp động cơ hoạt động mượt mà và tiết kiệm nhiên liệu. Tiếp theo, kỹ thuật viên tiến hành thay dầu và bộ lọc dầu động cơ để tránh tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp nhiên liệu.
Kỹ thuật viên cũng sẽ kiểm tra và bổ sung nước làm mát, nước rửa kính, dầu phanh và dầu trợ lực. Đồng thời, cần thực hiện đảo lốp, nâng xe kiểm tra gầm, bảo dưỡng phanh xe ô tô. Cuối cùng là kiểm tra hệ thống treo, thanh cân bằng, cao su giảm chấn và rotuyn để đảm bảo ổn định cho thân xe.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 4 (40.000km)
Khi xe đã đi được khoảng 40.000 – 60.000km, thường tương ứng với 2 – 3 năm sử dụng thì chủ xe nên đưa đi bảo dưỡng cấp 4. Đây là thời điểm bảo trì quan trọng, bởi sẽ có nhiều bộ phận cần được kiểm tra kỹ càng và thay thế nhiều hơn so với những lần trước.
Các hạng mục chính bao gồm các bước bảo dưỡng như cấp 3, thêm vào đó là thay mới dầu phanh, dầu thủy lực, dầu trợ lực, bugi đánh lửa, dây curoa, lọc nhiên liệu,… Điều này giúp kéo dài tuổi thọ cho xe và đảm bảo hiệu suất hoạt động tối ưu.
Bảo dưỡng xe ô tô cấp 5 (80.000km – 100.000km)
Mốc bảo dưỡng này được thực hiện khi xe đã đi được tổng quãng đường 80.000km – 100.000km, hoặc sau khoảng 4 – 5 năm, tùy vào trường hợp nào đến trước.
Các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô giống như cấp 4, có thêm một số công việc như kiểm tra và thay nước làm mát, lọc nhiên liệu và lọc dầu, tránh tình trạng nhiễm bẩn, nhiễm cặn làm giảm hiệu suất của hệ thống.
Vì sao cần chia cấp bảo dưỡng xe ô tô?
Lý do cần phải chia cấp bảo dưỡng cho xe ô tô là bởi trên xe có rất nhiều bộ phận khác nhau, trong đó mỗi bộ phận đều có tuổi thọ và thời gian sử dụng riêng. Thời gian hao mòn hoặc hư hỏng của mỗi bộ phận là không giống nhau, dẫn đến nhu cầu về thay mới và sửa chữa có thể khác nhau.
Ví dụ, dầu lọc động cơ cần được thay mới sau mỗi 10.000km, trong khi lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa có thể được thay mới sau 40.000km. Vì vậy, khi xe đã chạy được 40.000km, bạn cần thay cả lọc dầu động cơ, lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa.
Tuy nhiên, khi tổng quãng đường đạt 50.000km, bạn chỉ cần thay lọc dầu động cơ mà không cần thay 2 bộ phận còn lại, bởi chúng đã được thay mới ở mốc 40.000km. Do đó, ở cấp 10.000km, bạn chỉ cần thay mới dầu lọc động cơ, còn ở cấp 40.000km, bạn cần thay mới cả 3 loại lọc.
Kinh nghiệm chăm sóc ô tô theo các cấp bảo dưỡng
Khi bảo dưỡng xe ô tô theo các cấp độ, bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm hữu ích sau đây:
- Ghi nhớ lịch bảo dưỡng: Điều quan trọng nhất là chủ xe cần ghi nhớ lịch bảo dưỡng chính xác của xe. Nếu không nhớ rõ, bạn có thể tham khảo các mốc bảo dưỡng xe ô tô được đề cập trong hướng dẫn của nhà sản xuất. Do đó, bạn cần chú ý đến các thông tin về thời gian và quãng đường di chuyển để đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng đúng lúc.
- Kiểm tra xe thường xuyên: Trên thực tế, chủ xe không cần phải đợi đến các mốc bảo dưỡng mới có thể đưa xe đi kiểm tra. Bất cứ khi nào nhận thấy xe có dấu hiệu bất thường, bạn có thể ngay lập tức đến các trung tâm chăm sóc xe ô tô để được kiểm tra kỹ lưỡng.
- Tìm trung tâm uy tín, chất lượng: Nên lựa chọn các trung tâm bảo dưỡng uy tín và chất lượng. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các lái xe khác hoặc tìm kiếm đánh giá trên các trang mạng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn nắm được các cấp bảo dưỡng ô tô phổ biến và đưa xe đi chăm sóc đúng theo lịch trình. Để trải nghiệm các gói bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp, chi tiết với mức giá hợp lý nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.