Bảo dưỡng lốp xe ô tô có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người lái. Do đó, chủ xe cần ghi nhớ một số dấu hiệu quan trọng để kiểm tra lại lốp xe như áp suất lốp thấp, mòn lốp, thủng lốp, phồng lốp,… Bạn có thể tìm hiểu thêm các dấu hiệu và phương pháp bảo dưỡng lốp phổ biến trong bài viết sau.
Khi nào cần bảo dưỡng lốp xe ô tô?
Bạn nên đi kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay mới lốp xe ô tô nếu đang ở trong những trường hợp sau đây:
- Lốp xe có dấu hiệu bất thường: Nếu phát hiện các dấu hiệu như áp suất lốp giảm, mòn gai lốp, thủng lốp, lốp có nhiều vết cắt, lốp bị phồng, lốp dính đinh, vô lăng bị rung lắc bất thường, bạn nên đến trung tâm bảo dưỡng để kiểm tra lốp ngay.
- Đến lịch bảo dưỡng xe ô tô: Thông thường, bạn nên bảo dưỡng lốp xe sau mỗi 10.000km hoặc sau 2 – 6 tháng sử dụng. Ngoài ra, khi xe đã đi được 60.000 km – 100.000km hoặc sau 5 năm sử dụng, nên thay mới bộ lốp để đảm bảo hiệu suất và an toàn khi tham gia giao thông.
- Thời tiết thay đổi: Trước khi vào mùa hè hoặc mùa đông, chủ xe nên có kế hoạch bảo dưỡng xe ô tô để kiểm tra, bảo dưỡng lốp. Bởi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể ảnh hưởng đến chỉ số áp suất lốp nên cần được điều chỉnh lại.
- Trước và sau chuyến đi dài: Trước khi bắt đầu một chuyến đi dài, bạn nên sử dụng chế độ bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo rằng lốp đang trong tình trạng tốt nhất. Đồng thời, sau chuyến đi, cũng nên kiểm tra lại lốp để xem có bất kỳ hư hỏng gì trong quá trình di chuyển hay không.
- Xe thường xuyên tải nặng: Việc chịu tải trọng nặng có thể ảnh hưởng đến tính đàn hồi của cao su, khiến lốp xe lão hóa nhanh hơn, bị chai cứng, giảm độ bám giữa lốp và mặt đường. Để tránh trường hợp này, bạn nên bảo dưỡng lốp thường xuyên hơn.
Vì sao bảo dưỡng lốp xe ô tô rất quan trọng?
Bảo dưỡng lốp là một trong các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô quan trọng bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn khi bạn lưu thông trên đường.
Lốp xe có vai trò nâng đỡ toàn bộ thân xe và thực hiện chuyển động khi xe di chuyển. Trong quá trình sử dụng, bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với mặt đường nên có thể bị mài mòn và hư hỏng rất nhanh.
Việc sử dụng lốp không đảm bảo chất lượng có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm trong quá trình di chuyển. Vì vậy, việc kiểm tra và bảo dưỡng lốp xe ô tô là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro tai nạn.
Bảo dưỡng lốp ô tô định kỳ có thể giúp bạn phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có giải pháp xử lý kịp thời. Chăm sóc xe bằng cách theo dõi sát sao tình trạng lốp sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí so với việc sửa chữa và thay thế lốp xe mới.
Các phương pháp bảo dưỡng lốp xe ô tô chuẩn kỹ thuật
Dưới đây là những phương pháp bảo dưỡng lốp xe ô tô đúng cách và phổ biến nhất để bạn tham khảo:
Kiểm tra áp suất lốp
Nhân viên kỹ thuật có thể sử dụng bộ cảm biến áp suất lốp TPMS hoặc sử dụng cụ chuyên dụng bên ngoài để đo áp suất lốp. Nếu chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng áp suất lý tưởng (thường là khoảng 2.1 Bar, tương ứng với 30-50psi, hay 2.2 – 2.4 kg/cm2), kỹ thuật viên tiến hành bơm thêm hoặc giảm bớt để điều chỉnh lại.
Đây là một công việc bảo dưỡng xe ô tô quan trọng và cần được theo dõi, thực hiện thường xuyên, bởi nếu áp suất lốp quá thấp (lốp bị non hơi), độ cứng giảm, độ mòn tăng, độ bám đường tăng, khiến xe tốn nhiều nhiên liệu và di chuyển khó khăn. trong khi đó, áp suất lốp cao (lốp quá căng) có thể dẫn đến nguy cơ nổ lốp nguy hiểm.
Cân bằng động bánh xe
Cân bằng động là quá trình điều chỉnh để đảm bảo bánh xe hoạt động ổn định, không bị rung lắc trong quá trình di chuyển. Khi các lốp xe được phân bố đều lực sẽ tránh được tình trạng mòn không đều.
Cân bằng động bánh xe thường được thực hiện sau các thao tác như thay vành, thay lốp hay vá lốp. Điều này đảm bảo sự ổn định khi di chuyển, giúp cải thiện trải nghiệm lái xe hiệu quả.
Kiểm tra độ mòn của lốp
Chủ xe cần theo dõi thường xuyên và thay mới lốp khi độ sâu gai (mặt rãnh) giảm xuống khoảng 1,6mm. Nhiều loại lốp có chỉ báo mòn, thường là thường là những chấm cao su nhỏ nằm giữa các rãnh. Khi mặt lốp tiếp xúc với các chỉ báo này, chủ xe cần thay lốp mới ngay.
Ngoài ra, mặt gai của lốp còn giúp phân tán nước, giảm nguy cơ trơn trượt và cải thiện độ bám đường. Độ sâu gai lý tưởng cũng góp phần giảm quãng đường phanh của xe.
Thông thường, lốp ô tô càng cũ càng kém an toàn, dần trở nên cứng, xuất hiện vết nứt, và nếu quá mòn có thể làm tăng nguy cơ nổ lốp. Do đó, việc kiểm tra độ mòn cũng là một công việc không thể bỏ qua khi bảo dưỡng.
Đảo lốp xe
Trong quá trình di chuyển, tải trọng của xe thường không được phân bố đều trên các bánh, dẫn đến tình trạng mòn lốp không đều. Do đó, việc thường xuyên đảo lốp là cần thiết để duy trì độ mòn đồng nhất và ngăn ngừa các hư hỏng không mong muốn.
Kỹ thuật đảo lốp thường bao gồm việc chuyển bánh trước bên phải sang bánh sau bên trái, bánh trước bên trái sang bánh sau bên phải và ngược lại.
Kiểm tra hệ thống bán lốp xe
Nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào của hệ thống van lốp xe như cong vẹo hay nứt gãy thì cần thay thế ngay. Nếu không, những vấn đề này có thể dẫn đến tình trạng áp suất lốp không ổn định và rò rỉ khí, khiến xe dễ gặp sự cố nguy hiểm.
Kiểm tra góc đặt bánh xe
Góc đặt bánh xe bị lệch có thể dẫn đến tình trạng lạng tay lái, tay lái không tự quay lại sau khi rẽ. Vì vậy góc đặt bánh xe cũng cần được quan tâm kiểm tra, với một số tiêu chí phổ biến như sau:
- Độ chụm bánh xe: Được xác định bằng độ chênh lệch khoảng cách giữa 2 má lốp phía trước và phía sau. 3 mức độ đánh giá bao gồm độ chụm dương (khoảng cách giữa 2 má lốp phía trước nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 má lốp phía sau), độ chụm âm, độ chụm bằng 0.
- Góc camber: Là góc giữa 2 đường thẳng đi qua tâm bánh xe và đường thẳng vuông góc với mặt đường. 3 mức độ đánh giá bao gồm góc camber dương (bánh xe nghiêng ra ngoài), góc camber âm (bánh xe nghiêng vào trong), góc camber bằng không (bánh xe thẳng đứng). Trong đó, góc camber bằng 0 được coi là tiêu chuẩn lý tưởng.
Một số lưu ý về bảo dưỡng, chăm sóc lốp ô tô
Để lốp xe bền đẹp và an toàn khi sử dụng, bạn nên lưu ý một số lưu ý về bảo dưỡng và chăm sóc lốp ô tô sau đây:
- Lựa chọn đúng loại lốp: Nên lựa chọn loại lốp phù hợp nhất với địa hình mà xe thường di chuyển để đảm bảo hiệu quả tốt nhất. Những loại lốp chính hiện nay bao gồm: lốp HT (thường dùng cho đường nhựa), lốp AT (dùng được cho mọi địa hình, từ đường nhựa đến cát, sình lầy, tuyết hay đá sỏi), lốp MT (chuyên dùng cho địa hình sình lầy).
- Tuân thủ quy định bảo dưỡng xe ô tô: Nếu không xảy ra sự cố gì bất ngờ, bạn nên đi kiểm tra, bảo dưỡng lốp định kỳ theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất, đồng thời đảm bảo tình trạng lốp đạt ngưỡng an toàn cho phép.
- Lựa chọn trung tâm chăm sóc xe có chất lượng: Nên tìm đến các địa chỉ uy tín, chất lượng để chăm sóc, bảo dưỡng hoặc thay mới lốp xe. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ các chủ xe khác hoặc ý kiến đánh giá của các người dùng khác trên mạng.
Bảo dưỡng lốp xe ô tô là một trong những công việc rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho người lái. Vì vậy chủ xe cần nắm rõ các dấu hiệu cũng như các phương pháp cần thực hiện để lốp xe luôn trong trạng thái tốt nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy tìm hiểu thêm các bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhé.