Bảo dưỡng phanh xe ô tô là một trong những hạng mục quan trọng và được thực hiện thường xuyên. Nhờ đó, bạn có thể đảm bảo được hiệu suất hoạt động của xe, cũng như sự an toàn của chính mình và những người xung quanh khi tham gia giao thông. Tìm hiểu thêm về ý nghĩ và quy trình chi tiết tại đây.
Vì sao cần bảo dưỡng phanh xe ô tô?
Bảo dưỡng phanh xe là một trong số các hạng mục bảo dưỡng xe ô tô quan trọng nhất. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những hoạt động của chiếc xe cũng như sự an toàn cho chính người lái. Cụ thể những lợi ích mà việc bảo dưỡng phanh xe định kỳ mang lại bao gồm:
- Đảm bảo hiệu suất ổn định cho hệ thống phanh: Bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp nâng cao khả năng xử lý của xe, giúp bạn yên tâm di chuyển dễ dàng qua những khúc cua gấp.
- Kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ hệ thống phanh: Việc tuân thủ lịch bảo dưỡng xe ô tô giúp chủ xe phát hiện sớm các lỗi hỏng hóc như mòn đĩa phanh hoặc má phanh, từ đó tìm biện pháp sửa chữa và thay thế kịp thời. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn giảm thiểu chi phí sửa chữa trong suốt quá trình sử dụng xe.
- Đảm bảo an toàn cho người lái: Bảo dưỡng phanh đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường độ an toàn của xe, từ đó cải thiện khả năng dừng kịp thời để tránh va chạm. Cách chăm sóc xe này không chỉ người lái mà cả hành khách và các phương tiện khác cũng sẽ được bảo vệ tốt hơn.
Khi nào nên bảo dưỡng cho phanh xe ô tô?
Bạn nên thực hiện bảo dưỡng phanh xe định kỳ sau mỗi 20.000km – 40.000km. Tuy nhiên, do điều kiện sử dụng xe khác nhau, nếu hệ thống phanh xuất hiện một trong số các vấn đề sau, bạn nên đi bảo dưỡng xe ô tô càng sớm càng tốt.
- Phanh phát ra tiếng ồn khó chịu: Đây là dấu hiệu thường thấy khi hệ thống phanh gặp sự cố, như má phanh bị mòn hoặc lỏng lẻo, hoặc mâm phanh không được cố định.
- Xe rung lắc mạnh khi đạp phanh: Nếu xe rung lắc mạnh khi nhấn bàn đạp phanh mà không phải do đường gồ ghề, đó là dấu hiệu cho thấy hệ thống phanh có vấn đề.
- Phanh không nhạy: Khi cần dừng lại hoặc giảm tốc độ, nếu người lái phải đạp bàn đạp phanh sát sàn mới có hiệu quả, hoặc thậm chí đạp hết cỡ mà xe vẫn không dừng kịp thời, có thể do thiếu dầu phanh, má phanh đã mòn hoặc khe hở má phanh không đạt chuẩn.
- Xe bị lệch hướng khi phanh: Nếu khi nhấn bàn đạp phanh mà xe tự động lệch sang trái hoặc phải mà không có tác động từ vô lăng, có hệ thống phanh đang gặp vấn đề. Nguyên nhân phổ biến có thể do má phanh dính dầu, dầu phanh bị tắc nghẽn hoặc xi-lanh bị hỏng.
- Dầu phanh hao nhanh: Mặc dù dầu phanh sẽ hao mòn theo thời gian, nhưng nếu tốc độ này nhanh một cách bất thường, rất có thể ống dẫn đã bị rò rỉ hoặc xi-lanh bị hỏng. Trong trường hợp này, bạn nên bảo dưỡng phanh xe ô tô ngay lập tức.
- Phanh bị cứng, nặng hoặc bị kẹt: Nếu bạn cảm thấy bàn đạp phanh bị cứng, nặng hoặc bị kẹt khi nhấn, thậm chí có cảm giác lực đẩy ngược từ bàn đạp, rất có thể hệ thống phanh xe đang gặp sự cố nghiêm trọng.
Chi phí bảo dưỡng phanh xe ô tô là bao nhiêu?
Chi phí bảo dưỡng phanh xe ô tô có thể dao động từ 300.000đ – 500.000đ đối với các dòng xe phổ thông và 500.000đ – 1.000.000đ đối với các dòng xe cao cấp.
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng những mức giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và hoàn toàn có thể thay đổi, tùy thuộc vào mẫu xe cụ thể, tình trạng phanh hoặc cơ sở bảo dưỡng. Để nhận được mức giá chính xác nhất, bạn nên liên hệ trực tiếp với đơn vị bảo dưỡng để đánh giá tình trạng và xác định chi phí bảo dưỡng xe ô tô.
Quy trình bảo dưỡng phanh xe ô tô đúng kỹ thuật
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô đối với hệ thống phanh tiêu chuẩn bao gồm nhiều bước, với mục đích đảm bảo cho hiệu suất của phanh xe và sự an toàn của người ngồi trên xe:
- Bước 1: Kiểm tra tổng quát hệ thống phanh thông qua tình trạng bàn đạp phanh, bầu trợ lực phanh, chiều cao cần phanh đỗ và đèn báo phanh đỗ.
- Bước 2: Kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống dầu phanh bằng cách đánh giá tốc độ chảy dầu của tổng phanh và kiểm tra lượng dầu phanh còn lại nhiều hay ít.
- Bước 3: Tháo rời bánh xe ra khỏi khung bánh.
- Bước 4: Kiểm tra ống mềm dầu phanh trước xem có gặp phải tình trạng chảy dầu hay nứt ống không.
- Bước 5: Tháo má phanh và cụm pít tông – xi lanh phanh của bánh xe. Kiểm tra xem má phanh có bị hư hỏng hay nứt không, đồng thời đo độ dày của bề mặt má phanh hiện tại.
- Bước 6: Sử dụng dung dịch chuyên dụng để vệ sinh toàn bộ bề mặt má phanh, sau đó bôi mỡ vào các khu vực như tấm chống ồn và gờ trượt để đảm bảo hoạt động trơn tru.
- Bước 7: Kiểm tra xem cụm pít tông – xi lanh phanh ở cả hai bánh trước có hoạt động ổn định không. Đồng thời, kiểm tra xem đĩa phanh có dấu hiệu bị sọc hoặc mòn không đều hay không.
- Bước 8: Kỹ thuật viên lắp lại má phanh vào vị trí ban đầu, sau đó lắp cụm pít tông – xi lanh phanh cho cả hai bánh.
- Bước 9: Kiểm tra xem phần ống mềm dẫn dầu có bị nứt vỡ và chảy dầu không.
- Bước 10: Tháo lần lượt tang trống ở 2 phanh sau.
- Bước 11: Kỹ thuật viên tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của guốc phanh trong việc nhận lực từ pít tông và tạo ma sát từ việc ép vào trống phanh, sau đó vệ sinh lại guốc phanh. Tiếp theo, kiểm tra tình trạng của tang trống và làm sạch về mặt. Cuối cùng, bôi mỡ vào các vị trí tiếp xúc giữa guốc phanh và mâm phanh.
- Bước 12: Kiểm tra cụm pít tông – xi lanh phanh ở 2 bánh sau xem có dấu hiệu bị sọc hoặc mòn không đều hay không.
- Bước 13: Lắp đặt tang trống phanh sau cùng với cụm pít tông – xi lanh phanh cho 2 bánh sau.
- Bước 14: Kỹ thuật viên kiểm tra lại phanh đỗ và điều chỉnh nếu cần thiết.
- Bước 15: Lắp lại 4 bánh xe, sau đó siết chặt đai ốc đến mức mô-men xoắn tiêu chuẩn.
- Bước 16: Kiểm tra lại hệ thống phanh bằng cách đạp bàn đạp phanh vài lần và có thể bổ sung thêm dầu phanh nếu thấy cần thiết.
Một số lưu ý khi bảo dưỡng phanh xe ô tô
Đối với công việc bảo dưỡng phanh xe ô tô, bạn nên chú ý một số điều như sau:
- Với một số quy trình bảo dưỡng đơn giản như kiểm tra mức dầu phanh hay vệ sinh má phanh, bạn có thể tự thực hiện tại nhà nếu có đủ kiến thức và dụng cụ cần thiết.
- Đối với những quy trình phức tạp hơn như thay thế má phanh, đĩa phanh hay sửa chữa hệ thống phanh, tốt nhất bạn nên đưa xe đến garage chăm sóc xe hơi uy tín để được hỗ trợ bởi các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Bảo dưỡng phanh xe ô tô là công việc rất quan trọng và nên làm thường xuyên để đảm bảo hiệu quả kiểm soát xe và an toàn của người lái. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến quy trình này, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết nhé.