Chi phí cho bộ cảnh báo áp suất lốp thường dao động từ 1,5 đến 3,5 triệu đồng. Bộ thiết bị này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho cả xe và người lái trong suốt chặng đường. Hãy cùng DubaiCare tìm hiểu chi tiết về hệ thống cảm biến áp suất lốp trong bài viết dưới đây nhé.
Cảnh báo áp suất lốp là gì?
Cảnh báo áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System – TPMS) là một hệ thống điện được thiết kế để theo dõi áp suất lốp xe. Thiết bị này hoạt động bằng cách đo liên tục áp suất lốp và phát tín hiệu cảnh báo trong trường hợp có xảy ra bất thường nào.
Thông thường, hệ thống sẽ đưa ra lời cảnh báo nếu áp suất của lốp xe xuống dưới 25% ngưỡng tiêu chuẩn. Khi ít nhất 1 trong 4 bánh xe không đạt yêu cầu về áp suất này, bộ cảnh báo sẽ hiển thị biểu tượng giống hình móng ngựa màu vàng, kèm dấu chấm than ở giữa để thông báo cho người lái xe biết.
Nhờ vào những cảnh báo kịp thời này mà người lái có thể nhanh chóng xử lý trước khi có bất kỳ hậu quả nào xảy ra, từ đó nâng cao tính an toàn mỗi khi sử dụng xe.
Cấu tạo của cảnh báo áp suất lốp
Cấu tạo của một bộ cảm biến lốp TPMS thường có 3 phần chính như sau:
- Van cảm biến: Mỗi bánh xe được gắn 1 van cảm biến giống nhau, được cấu tạo từ cảm biến nhiệt độ, cảm biến áp suất, mạch điện, pin. Van cảm biến đo độ văng của màng cùng áp suất trong lốp tác động lên, rồi truyền đến các vị mạch điện tử để đưa ra các chỉ số về áp suất lốp.
- Cục xử lý trung tâm: Là bộ phận tiếp nhận và giải mã các tín hiệu mà van cảm biến gửi lên, sau đó truyền thông tin này tới ECU để hiển thị lên trên màn hình.
- Màn hình chính: Thường trong bộ cảm biến sẽ bao gồm màn hình chạy bằng pin hoặc bằng điện để hiển thị thông số. Tuy nhiên hiện nay màn hình bộ cảm biến đã được tích hợp với màn hình xe ô tô hoặc đồng hồ hay điện thoại thông minh, rất thuận tiện cho người lái.
Vai trò của cảm biến áp suất lốp ô tô
Việc lắp thiết bị cảnh báo áp suất lốp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ an toàn cho người lái và đảm bảo hiệu suất xe. Cụ thể những lợi ích của cảm biến áp suất lốp có thể được tóm tắt như sau:
- Kéo dài tuổi thọ lốp xe: Nhờ phát hiện nhanh chóng các vấn đề của lốp xe như bị thủng, rỉ van,… chủ xe có thể kịp thời sửa chữa, từ đó giúp kéo dài thời gian sử dụng lốp xe.
- Đảm bảo an toàn cho lái xe: Nếu các bánh xe bị chênh lệch áp suất quá nhiều, xe có thể bị mất cân bằng và khó ổn định trong quá trình di chuyển, dễ gây nguy hiểm cho người lái. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ giúp lái xe tránh được nguy cơ xảy ra những tai nạn không đáng có.
- Tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường: Áp suất lốp xe giảm cũng là nguyên nhân xe tốn nhiên liệu. Vì vậy, lốp xe được duy trì áp suất tiêu chuẩn sẽ giúp xe tiêu thụ nhiên liệu ít hơn, từ đó thân thiện với môi trường hơn.
Nhờ những lợi ích trên đây mà ngày nay cảm biến TPMS đã trở thành một trong những thiết bị không thể thiếu và có thể được ứng dụng trên mọi loại xe. Tùy vào nhu cầu mong muốn và dòng xe đang đi mà bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại cảm biến phù hợp nhất.
Phân loại cảnh báo áp suất lốp TPMS
Dựa vào nguyên lý hoạt động, có 2 loại cảnh báo áp suất lốp xe ô tô chính hiện nay là hệ thống cảnh báo trực tiếp và hệ thống cảnh báo gián tiếp, cụ thể như sau:
- Hệ thống cảnh báo áp suất lốp trực tiếp (dTPMS): Các van cảm biến áp suất chạy bằng pin được lắp trực tiếp vào bánh xe, từ đó đều đặn gửi tín hiệu và hiển thị thông báo trên táp-lô hoặc đèn báo lỗi. Có 2 loại cảm biến trực tiếp là cảm biến áp suất lốp TPMS van trong và loại được gắn vào van ngoài của lốp xe.
- Hệ thống cảnh báo áp suất lốp gián tiếp (iTPMS): Hệ thống không trực tiếp đo áp suất lốp mà xác định các bất thường dựa trên tốc độ quay của bánh xe. Ví dụ, nếu một bánh xe quay nhanh hơn các bánh còn lại, rất có thể nó bị non hơi, đường kính nhỏ đi, khiến tốc độ quay thay đổi. Hệ thống nhanh chóng phát hiện vấn đề này và đưa ra cảnh báo cho chủ xe.
Ưu và nhược điểm của các loại cảnh báo áp suất lốp
Mỗi loại hệ thống cảnh báo trên đây sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, có thể kể đến như sau:
Ưu, nhược điểm của cảm biến áp suất lốp trực tiếp
Cảm biến áp suất ô tô trực tiếp có những ưu điểm sau đây:
- Độ chính xác cao: Hệ thống cảm biến áp suất lốp trực tiếp cung cấp chính xác các chỉ số về áp suất và nhiệt độ của từng chiếc lốp mà không bị gây nhiễu bởi các tác nhân bên ngoài. Nhờ vậy, người lái có thể biết chính xác khi nào cần kiểm tra hoặc bơm hơi cho lốp.
- Phát hiện các vấn đề sớm: Do cảm biến được đặt trực tiếp bên trong lốp nên hệ thống này có thể ngay lập tức phát hiện ra các vấn đề không ổn của lốp xe như thủng, hao mòn,… từ đó giúp ngăn chặn các sự cố nguy hiểm trên đường.
- Thời gian sử dụng lâu dài: Tuổi thọ của bộ cảm biến áp suất lốp ô tô trực tiếp có thể kéo dài khoảng 5 – 10 năm.
Tuy nhiên, loại cảm biến này vẫn có một số nhược điểm sau đây:
- Chi phí cao: Giá bộ cảm biến áp suất ô tô trực tiếp thường cao hơn hệ thống cảm biến gián tiếp. Thêm vào đó, chi phí để đồng bộ cho hệ thống cũng cần đến các dụng cụ tương đối đắt tiền.
- Khó lắp đặt hoặc tháo dỡ: Cách lắp cảm biến áp suất lốp TPMS thường tương đối khó khăn. Trong một số trường hợp, lái xe tự lắp đặt có thể khiến bộ cảm biến bị hỏng hoặc chức năng không hoạt động. Tương tự, khi tháo dỡ bộ cảm biến nếu không thực hiện cẩn thận cũng có thể khiến thiết bị bị hỏng.
- Pin không tái sử dụng được: Bạn không thể thay pin cảm biến áp suất lốp TPMS mà phải thay mới toàn bộ bộ cảm biến.
- Hệ thống độc quyền: Gây khó khăn cho nhiều khách hàng nếu muốn lắp đặt, bảo dưỡng hoặc thay thế tại các trung tâm chăm sóc xe.
Ưu, nhược điểm của cảm biến áp suất lốp gián tiếp
Hệ thống cảnh báo áp suất lốp gián tiếp được nhiều người lựa chọn nhờ những ưu điểm sau đây:
- Tiết kiệm chi phí: So với bộ cảm biến áp suất lốp trực tiếp, bộ cảm biến gián tiếp có chi phí thấp hơn do không cần sự hỗ trợ của các dụng cụ hỗ trợ cảm biến khác.
- Dễ dàng lắp đặt: Hệ thống cảm biến gián tiếp thường lắp đặt dễ dàng và nhanh chóng hơn hệ thống cảm biến trực tiếp. Đồng thời, việc lắp đặt bộ cảm ứng gián tiếp sẽ không gây ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của chiếc xe, đặc biệt là ở phần lốp.
- Dễ dàng bảo trì: Nhờ có khả năng được tháo ra dễ dàng, đồng thời không bị phụ thuộc vào tuổi thọ hay chất lượng của pin nên hệ thống cảm biến gián tiếp có thể được bảo trì mà không mất quá nhiều thời gian hay công sức.
Mặt khác, khách hàng lựa chọn lắp đặt hệ thống cảm biến áp suất lốp gián tiếp cũng cần cân nhắc đến một số nhược điểm sau đây:
- Độ chính xác thấp: So với hệ thống cảnh báo áp suất lốp trực tiếp, hệ thống cảnh báo gián tiếp có độ chính xác thấp hơn do không dựa vào các chỉ số trực tiếp như áp suất và nhiệt độ của từng chiếc lốp xe. Đặc biệt, trong một số trường hợp hệ thống này có thể đưa ra cảnh báo sai, ví dụ như khi xe chạy trên quãng đường cong hay các bánh xe bị cứng/mềm đều.
- Thiết lập hệ thống: Sau mỗi lần điều chỉnh lại áp suất cho từng lốp hoặc đảo lốp xe, chủ xe có thể phải cài đặt lại hệ thống.
Một số lưu ý khi sử dụng cảm biến lốp TPMS
Để bộ cảm biến lốp phát huy tối đa công dụng, cũng như đảm bảo an toàn cho chính mình mỗi khi lái xe, bạn nên chú ý một số điều sau đây:
- Lưu ý khi đèn báo phát sáng: Nếu đèn cảnh báo áp suất lốp bật sáng, bạn nên đến trung tâm để kiểm tra lại lốp xe. Nếu đèn báo nhấp nháy khoảng 60 – 90 giây kể mỗi lần xe khởi động, hãy đến gara để kiểm tra lại hệ thống TPMS.
- Cách giúp hệ thống TPMS trực tiếp hoạt động chính xác: Bạn cần sử dụng miếng đệm cao su mới giữa cảm biến và vành xe, lắp đặt nhẹ nhàng, không dùng bình xịt để xử lý tình trạng lốp bị xẹp,…
- Cách giúp hệ thống TPMS gián tiếp hoạt động chính xác: Hãy đảm bảo các lốp xe có cùng kích thước, cùng độ sâu của gai và có độ dày mỏng giống nhau.
Báo giá bộ cảnh báo áp suất lốp TPMS cập nhật 2024
Giá cảm biến áp suất lốp TPMS hiện nay thường dao động trung bình từ 1.500.000đ – 3.500.000đ mỗi bộ, đã bao gồm chi phí lắp đặt.
Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng mức giá hệ thống cảnh báo áp suất lốp trên chỉ mang tính chất tham khảo, chi phí thực tế có thể cao hoặc thấp hơn tùy thuộc vào loại thiết bị mà bạn chọn, công nghệ đo áp suất hay dòng xe mà bạn đang đi.
Để chọn được bộ cảm biến áp suất lốp phù hợp, hiệu quả và có giá tốt nhất để lắp đặt cho chiếc xe của mình, bạn có thể liên hệ với DubaiCare qua hotline 0868833238 để được tư vấn chi tiết nhé.
Địa chỉ lắp đặt cảm biến áp suất lốp ô tô uy tín, chuyên nghiệp
DubaiCare là đơn vị độ xe uy tín và chuyên nghiệp hàng đầu tại Hà Nội. Các dịch vụ mà phía đơn vị cung cấp rất đa dạng, từ dán PPF ô tô, in và dán decal ô tô, đến độ ngoại thất, độ nội thất xe,…
Ngoài ra, với hệ thống trang thiết bị nhập khẩu hiện đại cùng đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, có am hiểu sâu về chăm sóc xe ô tô, DubaiCare còn là địa chỉ tin cậy cho các khách hàng muốn lắp đặt hệ thống cảnh báo áp suất lốp.
Đến với DubaiCare, khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc xe chuyên nghiệp và tận tâm với từng chi tiết. Đơn vị còn cam kết mang lại giải pháp hiệu quả và an toàn, đảm bảo sự hoạt động ổn định của chiếc xe trên mọi nẻo đường.
Để được tư vấn sử dụng dịch vụ và lắp đặt cảnh báo áp suất lốp nhanh chóng, chuẩn kỹ thuật, quý khách hãy liên hệ với DubaiCare nhé.
Mong rằng với những thông tin về cảnh báo áp suất lốp trên đây các dân yêu xe đã biết thêm về một cách giữ an toàn cho chính mình trên mọi chặng đường đi. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ lắp đặt bạn nhé!