Check TPMS, Nguyên Nhân Đèn Cảnh Báo Áp Suất Lốp Sáng

Bạn nên check TPMS để đảm bảo bộ cảm ứng áp suất lốp xe luôn hoạt động bình thường, từ đó tăng tính an toàn cho xe và người lái khi tham gia giao thông. Để hiểu rõ hơn vai trò và các bước thực hiện kiểm tra bộ cảm biến này, hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

check tpms
Check TPMS là một cách đảm bảo cho người lái khi tham gia giao thông

Vì sao cần check TPMS?

Việc theo dõi tình trạng của bộ cảnh báo áp suất lốp có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những lý do như sau:

Đảm bảo bộ thu TPMS hoạt động đúng cách

Các chi tiết như van, vòng đệm, đai ốc,… của bộ cảm biến áp suất đều có thời hạn sử dụng nhất định. Sau một thời gian, chúng hoàn toàn có thể bị hỏng hóc hoặc hao mòn, dẫn đến chức năng làm việc không còn hiệu quả như ban đầu.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bộ thu TPMS bị lỗi trong quá trình ghi nhận thông tin và sai lệch trong tính toán, khiến đèn cảnh báo phát sáng trong khi lốp xe không thật sự xảy ra vấn đề gì.

Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra chất lượng bộ cảm biến để đảm bảo chúng được hoạt động đúng cách. Nếu không thể khắc phục được lỗi cảm biến áp suất lốp TPMS, có thể thay mới hoàn toàn thiết bị.

check tpms là gì
Bạn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo bộ cảm biến hoạt động bình thường

Đảm bảo an toàn khi lái xe

Chủ xe cần đảm bảo hệ thống cảm biến áp suất lốp hoạt động bình thường để luôn nắm rõ tình trạng của bánh xe cũng như cả chiếc xe của mình.

Về cơ bản, hệ thống cảm biến TPMS có nhiệm vụ giám sát và cảnh báo về tình trạng áp suất lốp, giúp người lái biết được khi nào nên điều chỉnh hoặc sửa chữa để đảm bảo an toàn và tăng tuổi thọ cho lốp.

Nếu hệ thống không hoạt động bình thường, nó có thể dẫn đến các cảnh báo sai hoặc bỏ lỡ dấu hiệu lốp bị hư hỏng. Điều này vô cùng nguy hiểm cho người lái khi tham gia giao thông, đặc biệt là khi tham gia đường cao tốc.

check tpms
Việc kiểm tra chất lượng thiết bị TPMS giúp tránh sự cố không đáng có khi di chuyển

Khi nào cần check bộ cảm biến áp suất lốp?

Nếu ở trong một trong những trường hợp dưới đây, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại bộ cảm biến áp suất lốp của mình:

Sau khi mới thay lốp

Quá trình thay mới lốp xe rất dễ tác động tới van cảm biến, vì vậy sau khi thay lốp mới, bạn cần kiểm tra lại ngay xem bộ cảm biến TPMS của mình có hoạt động bình thường hay không, nếu không thì phải cài đặt lại.

Thêm vào đó, nếu đèn cảnh báo áp suất lốp bật sáng, bạn cũng nên kiểm tra lại xem lốp xe đã được lắp đúng cách chưa, đã đạt tiêu chuẩn về áp suất hay chưa.

Khi có sự cố về pin

Thông thường pin của một bộ cảm biến áp suất lốp có thể dùng được trong vòng 5 năm và thậm chí có thể ngắn hơn nếu pin bị hỏng trong thời gian sử dụng.

Khi pin bị hết, đèn cảnh báo hệ thống có thể nhấp nháy liên tục hoặc ngắt quãng trong khoảng 60 đến 90 giây. Lúc này bạn nên đi bảo dưỡng và thay pin cảm biến áp suất lốp TPMS.

check tpms là gì
Cần kiểm tra lại bộ cảm biến áp suất lốp khi pin có dấu hiệu sắp hết hay chưa

Bộ cảm biến liên tục phát cảnh báo sai hoặc không cảnh báo

Nếu màn hình liên tục đưa ra cảnh báo về áp suất mà khi kiểm tra lốp xe của bạn vẫn bình thường thì rất có thể bộ cảm biến đã bị hỏng, dẫn đến việc cung cấp thông tin sai lệch.

Tương tự, nếu bạn tự kiểm tra thấy lốp xe bị non hơi rõ ràng mà bộ cảm biến không hề phát ra cảnh báo thì đó chính là dấu hiệu hệ thống đã bị lỗi. Lúc này bạn nên check lại bộ TPMS để xem có vấn đề gì hay không.

Xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn bình thường

Bộ cảm biến áp suất bị lỗi cũng là một nguyên nhân xe tốn nhiên liệu. Cụ thể là bởi khi lốp xe bị xẹp, động cơ tốn nhiều năng lượng hơn để đẩy bánh xe đi, dẫn đến việc tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, bởi bộ cảm biến TPMS bị hỏng, bạn không phát hiện ra bánh xe đã bị non hơi.

check tpms
Xe tiêu tốn nhiên liệu nhiều bất thường cũng là một dấu hiệu nên kiểm tra bộ TPMS

Một số cách kiểm tra hệ thống cảm biến áp suất lốp

Để kiểm tra cũng như đánh giá cảm biến áp suất lốp TPMS, bạn có thể làm theo những cách sau đây:

Kiểm tra bằng thiết bị đo áp suất lốp bên ngoài

  • Bước 1: Chuẩn bị thiết bị đo áp suất lốp bên ngoài.
  • Bước 2: Gắn thiết bị đo vào đầu van lốp của từng bánh xe và tiến hành đo áp suất. Lưu ý nên đo áp suất khi bánh xe đang ở trạng thái lạnh (xe đã đỗ trong ít nhất 3 giờ hoặc chạy không quá 1,6km với tốc độ vừa phải).
  • Bước 3: Đọc kết quả trên thiết bị đo áp suất và so sánh với dữ liệu hiển thị trên màn hình cảm biến áp suất. Nếu có sự chênh lệch lớn giữa các chỉ số, khả năng cao bộ cảm biến của bạn đang bị sai và cần được kiểm tra lại.
check tpms là gì
Đo áp suất lốp xe bằng thiết bị chuyên dụng và so sánh với chỉ số trên bộ cảm biến

Sử dụng dụng cụ kiểm tra TPMS chuyên dụng

Bạn cũng có sử dụng thiết bị chuyên dụng để check bộ TPMS với cách sử dụng cơ bản như sau:

  • Bước 1: Bật thiết bị kiểm tra, tiến hành chọn nhà sản xuất, kiểu xe và năm sản xuất của xe.
  • Bước 2: Hướng thiết bị về phía thân van đã được kích hoạt cảm biến. Nếu công cụ hiển thị số đo áp suất thì so sánh nó với giá trị trên màn hình TPMS xem có khớp với nhau không. Nếu cảm biến bị lỗi, công cụ có thể hiển thị “No sensor detected” (không phát hiện thấy cảm biến). Lặp lại quy trình này cho 4 van cảm biến tương ứng với 4 lốp xe.
check tpms
Sử dụng thiết bị chuyên dụng để kiểm tra bộ cảm biến áp suất lốp

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn vai trò và các bước thực hiện để check TPMS. Nếu cần hướng dẫn kỹ càng hoặc muốn đảm bảo quy trình kiểm tra chính xác và đúng kỹ thuật nhất, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hướng dẫn nhé.

Đánh giá:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger