Dưới đây là hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp TPMS với các bước đơn giản và nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó là một số lưu ý trong quá trình lắp đặt bộ cảm biến TPMS. Hãy cùng tìm hiểu các bước thực hiện và các thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé!
Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp TPMS đơn giản nhất
Sau đây là các bước lắp chi tiết và đúng cách nhất dành cho 2 loại cảnh báo áp suất lốp ô tô thông dụng hiện nay là cảm biến van trong và cảm biến van ngoài:
Các bước lắp cảm biến TPMS van trong
Công đoạn lắp cảm biến áp suất lốp TPMS van trong bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Tháo rời lốp khỏi bánh xe và vành xe.
Để có thể lắp đặt bộ cảm biến vào van trong, bạn cần tháo rời phần lốp khỏi bánh xe trước. Hiện nay các loại máy ra vào lốp chuyên dụng đã giúp công việc tháo lốp này trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều so với việc thực hiện bằng tay.
Nếu không có dụng cụ chuyên dụng, bạn có thể tìm các tấm gỗ nhỏ và dày, kích thước khoảng 20x80cm và 25x15cm. Lấy tấm gỗ nhỏ hơn đặt vào lốp tại phần vành xe, sau đó vắt ngang tấm gỗ to hơn qua tấm nhỏ. Dùng 1 đầu gỗ to để cố định phần gần bánh xe, sau đó lấy chân đạp thật mạnh vào đầu còn lại để tách rời lốp xe ra khỏi vành.
Bước 2: Lắp đặt van TPMS.
Trước hết, bạn cần tháo bỏ phần van nguyên bản của xe bằng cách tháo phần cao su ở chân van. Sau đó, lấy van TPMS để thay thế vào vị trí của van ban đầu.
Bước 3: Lắp lốp xe vào vành.
Thực hiện lắp lốp xe vào vành theo các bước tương tự như khi tháo ra nhưng theo trình tự ngược lại.
Bước 4: Bơm hơi, khớp lốp và lắp đầu van.
Cẩn thận bơm hơi vào lốp theo đúng định mức tiêu chuyển để đảm bảo bộ cảm biến hoạt động hiệu quả. Sau khi đã bơm xong thì lắp mũ chụp cho van.
Bước 5: Cân bằng động cho 4 bánh xe.
Cân bằng động là một bước quan trọng để đảm bảo tính ổn định và an toàn cho người lái trong quá trình xe di chuyển. Các bước kiểm tra cân bằng động được thực hiện theo trình tự như sau:
- Quan sát kỹ mặt ngoài lốp bằng mắt thường.
- Loại bỏ toàn bộ đá, đinh hay các vật thể khác bám trên lốp xe (nếu có).
- Lắp bánh xe đã bơm lên máy kiểm tra và khóa lại.
- Quay bánh để kiểm tra cân bằng động.
- Nếu có lốp bị mất cân bằng thì bù lại trọng lượng tương ứng.
- Tháo bánh khỏi máy kiểm tra.
Bước 6: Hoàn thiện lắp đặt.
Sau khi đã hoàn thành các bước lắp van và kiểm tra lốp, bạn lắp lại bánh xe vào đúng vị trí và hoàn thành quá trình lắp đặt.
Các bước lắp cảm biến TPMS van ngoài
So với các loại van trong, việc lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài TPMS đơn giản hơn nhiều, thường chỉ bao gồm những bước như sau:
- Bước 1: Tháo van gốc của xe và lắp đai ốc vào.
- Bước 2: Lắp van cảm biến vào theo ký hiệu tương ứng với từng bánh xe.
- Bước 3: Khóa chặt đai ốc với van TPMS bằng dụng cụ chuyên dụng.
Cách cài đặt bộ cảm biến áp suất lốp
Hiện nay các loại cảm biến áp suất lốp có thể được tích hợp với màn hình của xe hoặc có màn hình hiển thị riêng, cách cài đặt với mỗi loại như sau:
- Với loại cảm biến tích hợp với màn hình ô tô hoặc điện thoại: Bạn chỉ cần tải ứng dụng tương ứng, qua đó quan sát các thông số như nhiệt độ, áp suất lốp hoặc thực hiện các theo tác đảo lốp, khớp lốp, thiết lập ngưỡng cho đèn cảnh báo áp suất lốp hoạt động… rất đơn giản.
- Với loại cảm biến hiển thị màn hình riêng: Đối với loại cảm biến này, chủ xe sẽ thực hiện các thao tác cài đặt bằng các nút bấm phía trên màn hình. Bắt đầu bằng việc bấm giữ nút cài đặt, chọn đơn vị mong muốn và bấm nút cài đặt một lần nữa để xác nhận.
Một số lưu ý trong quá trình lắp cảm biến áp suất lốp TPMS
Để bộ cảm biến TPMS hoạt động hiệu quả, đưa ra các kết quả đo lường chính xác thì trong quá trình lắp đặt chủ xe nên chú ý một số điều sau đây:
- Không phải bộ cảm biến áp suất lốp nào cũng gắn được với mọi loại xe. Vì vậy bạn cần lựa chọn bộ cảm biến phù hợp với dòng xe của mình.
- Trước khi lắp đặt van cảm biến, hãy đảm bảo rằng lỗ van đã được làm sạch và không có bụi bẩn.
- Một bộ cảm biến áp suất lốp bao gồm 4 van TPMS, trong đó mỗi van đã có ký hiệu tương ứng với từng bánh xe (FL – bánh trước bên trái, FR – bánh trước bên phải, RL – bánh sau bên trái, RR – bánh sau bên phải). Vì vậy, bạn cần để ý đặt van tại đúng bánh xe tương ứng.
- Lắp thật chặt van cảm biến, đảm bảo không bị hở có thế dẫn đến cảnh báo sai.
- Sau khi lắp đặt bộ van cảm biến, tiến hành cài đặt ngưỡng cảnh báo áp suất và nhiệt độ dựa theo điều kiện mặt đường và thời tiết tại Việt Nam.
Có nên tự lắp cảm biến áp suất lốp tại nhà không?
Bạn có thể tự lắp một số loại cảm biến áp suất lốp ô tô tại nhà, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên thực hiện tại các xưởng lắp đặt và bảo dưỡng xe chuyên nghiệp vì những lý do sau đây:
- Chuyên môn và kinh nghiệm: Các xưởng chuyên nghiệp thường có những kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, có tay nghề và kiến thức chuyên sâu. Vì vậy, quy trình lắp đặt sẽ được thực hiện rất nhanh chóng, chính xác và an toàn. Đồng thời, họ cũng có thể hướng dẫn bạn cách sử dụng cảm biến áp suất lốp TPMS hiệu quả.
- Trang thiết bị và dụng cụ chuyên dụng: Các trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp sẽ có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết để lắp đặt và kiểm tra bộ cảm biến TPMS, giúp quá trình thực hiện diễn ra nhanh hơn, đồng thời bạn cũng không cần tốn chi phí mua dụng cụ về chỉ để lắp đặt một vài lần.
- Tư vấn và hỗ trợ kịp thời: Trong quá trình lắp đặt, nếu có xảy ra bất cứ lỗi cảm biến áp suất lốp TPMS nào thì các nhân viên kỹ thuật có thể phát hiện và xử lý nhanh chóng, đảm bảo được độ an toàn cho chủ xe trước khi tham gia lưu thông.
Nếu đang tìm địa chỉ lắp đặt cảm biến áp suất lốp chuyên nghiệp và uy tín, bạn có thể tham khảo Dubai Care. Chúng tôi sở hữu đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị nhập khẩu hiện đại, cung cấp dịch vụ chăm sóc xe chuyên nghiệp, lắp đặt nhanh chóng, đúng kỹ thuật với các sản phẩm chính hãng chất lượng cao.
Để hẹn lịch lắp đặt hoặc tư vấn giải đáp các thông tin liên quan, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 0868833238.
Hy vọng hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp TPMS đã giúp bạn nắm rõ được quy trình thực hiện. Để được tư vấn chọn loại cảm biến phù hợp và hẹn lịch lắp đặt nhanh chóng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!