Bảo Dưỡng Gầm Xe Ô Tô: Hướng Dẫn Quy Trình Chi Tiết

Bảo dưỡng gầm xe ô tô là điều tài xế nên quan tâm bởi đây là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, dễ bị bám bẩn và hư hỏng. Điều này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho người ngồi trên xe, cũng như hiệu quả hoạt động của chiếc xe. Tìm hiểu thêm về quy trình bảo dưỡng gầm xe tại đây.

bảo dưỡng gầm ô tô là cần thiết
Gầm xe là một trong những vị trí cần được quan tâm và bảo dưỡng định kỳ

Vai trò của việc bảo dưỡng gầm xe ô tô

Việc bảo dưỡng gầm xe ô tô có vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền cho các chi tiết bên trong khung gầm, đồng thời giúp chiếc xe di chuyển êm ái và hoạt động trơn tru.

Gầm xe là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đường, dễ bị bám bụi và cặn bẩn. Nếu không được vệ sinh và bảo dưỡng kịp thời, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến an toàn khi lái xe.

Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, các lỗ thoát nước dưới gầm có thể bị tắc, dẫn đến hiện tượng rỉ sét và hư hỏng của các chi tiết cơ khí quan trọng. Những vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của xe mà còn gây tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa.

Vì vậy, bảo dưỡng gầm ô tô là cách chăm sóc xe hiệu quả để bạn có thể yên tâm lái xe, đồng thời tăng giá trị cho xe nếu cần chuyển nhượng sau này.

vì sao nên bảo dưỡng gầm xe
Bảo dưỡng gầm xe giúp người lái giúp hiệu suất hoạt động của xe luôn được tối ưu

Khi nào gầm xe cần được bảo dưỡng?

Nếu bạn phát hiện gầm xe đang có những dấu hiệu sau đây, tốt nhất hãy đi bảo dưỡng xe ô tô để đảm bảo an toàn:

  • Xuất hiện âm thanh lạ từ gầm xe, có thể đến từ các bộ phận treo, hệ thống lái hoặc cao su đã lão hóa. Âm thanh càng rõ hơn khi xe di chuyển qua đường gồ ghề.
  • Tiếng kêu bất thường từ hệ thống xả khí, có thể do đai ốc ống xả bị lỏng hoặc cao su đã xuống cấp.
  • Cảm giác xe nghiên dù đang chạy trên đường phẳng, nguyên nhân có thể là do lốp mòn không đều hoặc góc đặt bánh xe bị sai lệch.
  • Chất lượng hệ thống phanh giảm sau một thời gian, thường xuất hiện một số hiện tượng như phanh không ăn, phanh cứng hoặc nhẹ, có tiếng kêu lạ khi phanh.
  • Có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc nước ở dưới gầm xe.
  • Lốp xe mòn không đều hoặc phát ra tiếng rít mạnh khi dừng lại.
  • Vô lăng rung lắc khi chạy ở tốc độ cao hoặc có tiếng kêu lạ khi ở tốc độ trung bình.
  • Nhiệt độ nước làm mát động cơ biến động bất thường (thường là tăng cao).
  • Động cơ có dấu hiệu bị giảm công suất và kèm theo những tiếng ồn lớn.
khi nào nên bảo dưỡng gầm xe
Nên bảo dưỡng gầm xe khi phát hiện một số bất thường như âm thanh lạ, rò rỉ, rung lắc,…

Quy trình bảo dưỡng gầm ô tô chi tiết

Khi bảo dưỡng và sửa chữa gầm ô tô, nhân viên kỹ thuật thường kiểm tra đến hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, cốp và cụm lò xo. Chi tiết quy trình bạn có thể theo bảng tóm tắt dưới đây:

Kiểm tra hệ thống phanh

Đối với hệ thống phanh, có 2 vấn đề phổ biến khi bảo dưỡng là tình trạng phanh không ăn hoặc bị bó phanh.

Đối với tình trạng phanh không ăn, nguyên nhân có thể do rò rỉ đường dầu hoặc khí, má phanh mòn, đĩa phanh gờ, bầu trợ lực bị hỏng, đứt dây phanh hoặc do dầu phanh không được thay định kỳ.

Với vấn đề này, cách khắc phục thường bao gồm xả khí bị lẫn trong dầu phanh, vệ sinh lại hệ thống, thay mới má phanh, láng đĩa phanh, thay bầu trợ lực hoặc thay dầu mới. Tùy vào từng vấn đề sẽ có cách bảo dưỡng phanh xe ô tô khác nhau.

Đối với tình trạng bị bó phanh, nguyên nhân có thể đến từ vấn đề điều chỉnh phanh tay, kẹt xi lanh bánh xe, kẹt pít tông phanh, thiếu bảo dưỡng định kỳ hoặc bảo dưỡng không đúng cách. Kỹ thuật viên thường xử lý bằng cách thay xi lanh phanh bánh xe và xi lanh phanh chính.

quy trình kiểm tra hệ thống dưới gầm
Kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống phanh để có phương án xử lý tương ứng

Kiểm tra hệ thống lái

Việc bảo dưỡng cho hệ thống lái của ô tô thường giúp xử lý những vấn đề sau:

  • Tay lái nặng: Có thể do lỗi hệ thống trợ lực lái hoặc sai góc đặt bánh xe. Kỹ thuật viên thường khắc phục bằng cách bổ sung áp suất lốp, thêm dầu trợ lực tay lái và chỉnh lại góc đặt bánh xe.
  • Tay lái mất sự cân bằng ổn định: Thường do thiếu hụt nhiều dầu bôi trơn ở khớp nối hoặc góc đặt bánh không đúng. Cách xử lý tương ứng là tra mỡ vào khớp nối và điều chỉnh lại góc đặt bánh xe và bạc lái.
  • Rung tay lái: Nguyên nhân từ chất lượng khớp nối của hệ thống bánh lái, mòn bạc trụ lái, mòn bạc thanh giằng trước lái, bánh xe không cân hoặc lốp mòn không đều. Khi đó kỹ thuật viên thường siết lại ốc vặn giữa các khớp nối, chỉnh lại bạc tỳ trước lái, cân bằng lại bánh xe hoặc bảo dưỡng lốp xe ô tô.
  • Xe di chuyển lệch phải hoặc trái: Nguyên nhân do áp suất lốp không ổn định, mòn gai lốp, sai góc đặt bánh xe, sai vị trí khung gầm sau khi sửa hoặc do xe bị va chạm. Các cách xử lý bao gồm bơm lại lốp, kiểm tra gai lốp và bảo dưỡng lại gầm.

Kiểm tra hệ thống treo

  • Giảm chấn bị chảy dầu: Tình trạng này có thể do giảm chấn trên xe bị hở phớt hay chảy dầu ty thủy lực. Kỹ thuật viên sẽ xử lý bằng cách thay phớt và đổ dầu giảm sóc đúng chủng loại và chất lượng.
  • Lốp mòn bất thường: Nguyên nhân có thể đến từ hệ thống treo của bánh xe, sai thiết lập cân vành mâm, thiếu áp suất lốp, sai góc đặt bánh xe. Khắc phục bằng cách bơm lốp, thay lốp mới nếu quá mòn, hoặc căn chỉnh lại góc đặt bánh xe.
kiểm tra hệ thống treo của xe
Kỹ thuật viên kiểm tra hệ thống treo và khắc phục các lỗi được phát hiện

Lưu ý cần nhớ khi bảo dưỡng gầm cho xe ô tô

Dưới đây là một số lưu ý khi bảo dưỡng gầm xe ô tô mà tài xế nên nắm rõ để chuyến đi của mình luôn được đảm bảo:

  • Tuân thủ lịch bảo dưỡng ô tô định kỳ. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào từ hệ thống khung gầm xe, nên nhanh chóng đến các trung tâm bảo trì để kiểm tra và khắc phục lỗi kịp thời.
  • Gầm ô tô cần được chăm sóc theo đúng quy định bảo dưỡng xe ô tô của nhà sản xuất. Lý do là bởi gầm xe có liên quan trực tiếp đến hệ truyền động, vì vậy mọi ảnh hưởng đến hệ thống phải được xem xét thật cẩn thận.
  • Nên lựa chọn những trung tâm chăm sóc xe ô tô chất lượng và uy tín để đảm bảo được sử dụng những linh kiện chính hãng và đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề cao.
lưu ý khi bảo dưỡng gầm xe
Nên thực hiện bảo dưỡng gầm xe ô tô theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Bảo dưỡng gầm xe ô tô là một công việc rất quan trọng mà bất cứ lái xe nào cũng cần quan tâm để duy trì hiệu suất và đảm bảo an toàn. Để biết thêm các thông tin hữu ích trong việc chăm sóc cho chiếc xe của mình, hãy tham khảo thêm các bài viết liên quan của chúng tôi nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger